Những cải tiến về hiệu năng trên Windows 11

While Windows 11 may look an uplift for the user interface, it goes beyond that. The OS packs in improvements to the Windows Servicing model, Policy management, Modern interface with less distraction, longer battery life, and so on. There are enhancements in the existing management tools as well that will help Windows IT admins as well.

Windows 11 không chỉ mang đến một giao diện tươi mới, mà còn nhiều hơn thế nữa. Hệ điều hành này mang đến nhiều sự cải tiến về mô hình Dịch vụ Windows, quản lý chính sách, giao diện hiện đại dễ sử dụng, thời lượng pin dài hơn, và nhiều hơn nữa. Các công cụ quản lý hiện có cũng nhận được những thay đổi để hỗ trợ tốt hơn cho các quản trị viên CNTT Windows .

Ưu tiên các ứng dụng và quy trình (process)

Đây là một trong những cải tiếng tốt nhất trên Windows 11. Hệ điều hành mới này sẽ ưu tiên các ứng dụng đa nhiệm đang chạy. Các ứng dụng  đang chạy sẽ được ưu tiên sức mạnh CPU và các nguồn lực hệ thống. Phương pháp này được xây dựng nhằm dành sự ưu tiên và nguồn lực cho ứng dụng bạn mở, cho dù CPU khi đó đang chịu tải. Điều này giúp cho người dùng cảm thấy PC vẫn phản hồi khá tốt dù đang chịu tải nặng.

Thời lượng pin dài hơn 

Quản lý tài nguyên cũng giúp cải thiện lượng pin lên đến 30-40%. Microsoft Edge là một ví dụ điển hình với tính năng đưa các thẻ (tab) không hoạt động vào trạng thái ngủ để tiết kiệm điện năng.

Khởi động ngay lập tức từ chế độ ngủ (sleep)

Nhiều người thích sử dụng chế độ ngủ trên Windows hơn, thay vì phải tắt nh như chiếc điện thoại. Nếu Windows 10 đã khởi động khá nhanh sau khi sleep, thì Windows 11 còn làm tốt hơn nữa. Hệ điều hành này sử dụng tính năng instant-on (tỉnh dậy ngay tức khắc) để thoát khỏi chế độ ngủ. Điều này đạt được nhờ hai điều. Đầu tiên, hệ điều hành đã tối ưu lệnh gọi đến phần cứng cần thiết để quản lý bộ nhớ tốt hơn. Thứ hai, Windows 11 bảo toàn điện năng cho các luồng cần thiết để “kích” PC “tỉnh giấc”.

Giảm việc sử dụng ổ đĩa

Có hai phương pháp đã được sử dụng đến tải các ứng dụng nhanh hơn. Đầu tiên là thay đổi công nghệ nén và thứ hai là tải những phần không quan trọng của các ứng dụng theo yêu cầu. Điều này giúp giảm các hoạt động chạy ngầm, không như hiện nay, khi ứng dụng và tài nguyên của nó sẽ được nạp trước khi bạn có thể sử dụng.

Các bản cập nhật ít hơn và nhẹ hơn

Một trong những điều người dùng Windows than phiền chính là việc các bản cập nhật xuất liên tục. Nhưng thay vì cải tiến, đôi khi các bản cập nhật lại “cải lùi” Windows. Microsoft quyết định sẽ thay đổi thành các bản cập nhật hằng năm và đối với khách hàng doanh nghiệp thì thời gian là 26 tháng.

Ngoài ra, các bản cập nhật cũng sẽ có dung lượng thấp hơn 40%. Điều này khá hữu ích khi những người dùng có đường truyền kém cũng sẽ cập nhật dễ dàng hơn. 

MEM Policies (Chính sách giảm thiểu khai thác bộ nhớ) trên Windows 10 cũng sẽ áp dụng cho Windows 11

Tương tự như việc các bản cập nhật trên Windows 11 được cải tiến tốt hơn, đội ngũ Windows cũng muốn MEM Policies hiện có trên Windows cũng hoạt động trên Windows 11. Điều này hoàn toàn có thể bởi các công cụ cơ bản đều được tối ưu hóa. 

Cải thiện về khả năng chơi game

Một trong những điểm nổi bật trên Windows 11 nằm ở việc chơi game đã được cải thiện rõ rệt nhờ tính năng HDR Tự động (Auto HDR) và tăng tốc phần cứng tự động trên GPU để cải thiện khung hình mỗi giây và chất lượng hình ảnh cũng như chơi game. Kèm theo đó, Windows 11 cho phép card đồ họa truy xuất trực tiếp vào bộ nhớ mà không cần chỉ thị từ CPU. Tính năng này hoạt động với các ổ NVMe được lắp trực tiếp vào bo mạch chủ.

DCH Drivers (bộ điều khiển)

Một trong những lý do chính khiến Microsoft nâng yêu cầu về phần cứng nằm ở vấn đề tương thích driver. Các driver hiện đại hiện nay sử dụng DCH driver để đảm bảo 99,8% PC sẽ không gặp xung đột do driver gây ra. Phương pháp này buộc các nhà sản xuất phần cứng gốc (OEM) phải loại bỏ các tùy chỉnh khỏi driver thực tế, qua đó loại bỏ nguyên nhân dẫn lớn đến xung đột.

Những phần cứng cũ hơn chưa có được phương pháp này. Do đó các mẫu PC không tương thích sẽ không thể cài đặt Windows 11.

TPM 2.0

TPM hay còn gọi là Trusted Platform Module (mô đun nền tản đáng tin cậy) là một vi mạch phần cứng cung cấp khả năng bảo mật nơi những dịch vụ như Bitlocker có thể lưu trữ mọi thứ bên trong. Thiết bị này đảm bảo phần mềm độc hại không thể lấy các chìa khóa bảo mật an toàn như khi lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ của PC.

Dù các thiết bị đã có sẵn TPM hỗ trợ Windows Hello hay bất kì tính năng sinh trắc học nào, nhưng sắp tới bạn sẽ phải nâng cấp một cỗ PC mới có trang bị vi mạch TPM. 

Cải thiện về phần mềm trên Windows 11

Bên cạnh những cải tiến cơ bản, Microsoft cũng tung ra những tính năng sáng giá để cải thiện hiệu suất làm việc. Có thể kể đến những tính năng như Snap Layout, Advanced Sound Control, và Virtual Desktop. Microsoft cũng có kế hoạch để mang các ứng dụng Android lên Windows như đã công bố trước đó.

Cách thức hoạt động cũng sẽ tương tự như phần mềm giả lập Android BlueStacks. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý, các ứng dụng Android chạy trên Windows sẽ không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ Google. Nếu bạn đang chơi các trò chơi yêu thích thông qua tài khoản Google, bạn sẽ không thể thực hiện điều này qua việc chạy ứng dụng Android trên Windows.

Microsoft ra mắt Windows 11 khi tất cả mọi người đều cho rằng Windows 10 là phiên bản cuối cùng. Thật may mắn khi Windows 11 không chỉ là một bản nâng cấp thuần túy. Hệ điều hành này là một cuộc đại tu về giao diện cũng như hiệu năng.